CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN

Ngày 2023-05-31 16:27:15 Ban Biên tập Lượt xem : 102

Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả là sự xơ hóa các neuphro chức năng, gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận, thận không còn khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi dẫn đến hàng loạt các biến loạn về lâm sàng và sinh hóa của các cơ quan trong cơ thể. Ba nhóm nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn trên thế giới là (1) đái tháo đường (ĐTĐ), (2) tăng huyết áp (THA), (3) bệnh cầu thận. Suy thận mạn gây ảnh hướng lớn đến sức khỏe người bệnh, là gánh nặng kinh tế lớn đối với y tế và xã hội.

Bệnh nhân suy thận mạn có các hội chứng chuyển hóa gây ảnh hướng đến tình trạng dinh dưỡng như suy dinh dưỡng do thiếu protein- năng lượng, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa canxi, magie, phospho... Ngược lại, chế độ ăn phù hợp giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, qua đó nâng cao hiệu quả của các biện pháp điều trị và giúp bệnh nhân có tiên lượng bệnh tốt hơn.

Nguyên tắc dinh dưỡng chung cho bệnh nhân bệnh thận mạn trước khi điều trị thay thế:

- Đủ năng lượng, hạn chế protein để giảm bớt quá trình giáng hóa protein trong cơ thể, đủ protein tối thiểu cần thiết, đặc biệt là các acid amin thiết yếu.

- Đủ vitamin và các yếu tố vi lượng.

- Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan và ít phosphat.

- Chế biến hợp khẩu vị.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ (TNTCK):

- Nhu cầu protein cho người bình thường là 0,8 – 1 g/kg/ngày. Đối với bệnh nhân TNTCK thì nhu cầu cao hơn là 1,2 - 1,4 g/kg/ngày theo số lần chạy thận trong tuần, tỷ lệ protein động vật chiếm ≥ 60% nhu cầu, nhằm cân bằng nito cho những ngày không lọc.

- Nhu cầu năng lượng: còn nhiều tranh luận, khuyến nghị năng lượng tối thiểu 30 – 35 kcal/kg/ngày được nhiều tác giả sử dụng cho bệnh nhân TNTCK giai đoạn ổn định.

- Nhu cầu nước và điện giải: nên hạn chế natri so với người bình thường, cụ thể: natri dưới 2000 mg/ngày, kali 2000 – 3000 mg/ngày, nhu cầu nước/ngày = nước tiểu/24h + 500 ml (800 ml cho bệnh nhân lọc màng bụng, trong trường hợp sốt, tăng 10C thì cho bệnh nhân uống thêm 150 ml) .

- Nhu cầu Lipid: 20 – 25% tổng năng lượng, trong đó, acid béo chưa no 1 nối đôi chiếm 1/3 và acid béo no chiếm 1/3 tổng nhu cầu lipid.

- Nhu cầu Glucid: 55 – 65% tổng năng lượng.

- Nhu cầu vitamin: do các vitamin bị mất trong quá trình lọc nên cần cung cấp cả 2 nhóm vitamin như sau: Vitamin tan trong nước: vitamin C: 70 – 75 mg/ngày, vitamin B1: 0,9 – 1,2 mg/ngày, vitamin B2: 1,3 – 1,8 mg/ngày; Vitamin tan trong dầu: vitamin A 500 – 600 µg/ngày, Vitamin D: 500 UI/ngày

- Nhu cầu muối khoáng: calci 500 mg/ngày, Phospho 700 mg/ngày, Sắt 11- 24 mg/ngày.

Lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân suy thận mạn:

Người bệnh không nên:

- Ăn những thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối: cá khô, cá muối, thịt muối, cà muối, da muối, giò, chả, patê, xúc xích, thịt hộp, cá hộp..Nếu muốn ăn các thực phẩm kể trên, cần kiểm tra lượng muối có trong thực phẩm và được tính toán cụ thể.

- Ăn nhiều các thực phẩm nguồn gốc thực vật có nhiều đạm như đậu đỗ vừng, lạc, giá đỗ, rau ngót, rau muống, rau dền.

- Thêm muối (Nước mắm, gia vị, mì chính, muối..) vào khi chế biến và nấu món ăn.

- Uống các loại lá, rễ cây, thuốc gây quá tải cho thận.

Người bệnh nên:

- Đưa nước vào cơ thể hạn chế theo mức độ đào thải của thận, lượng nước đưa vào cơ thể: thông thường bằng lượng nước tiểu ngày hôm trước + 500 ml nước

- Ăn nhạt: Khi có phù hoặc cao huyết áp, lượng muối hàng ngày thay đổi tùy theo tình trạng bệnh. Chỉ nên ăn tối đa 3g/ngày tương đương với 15 ml nước mắm (trong trường hợp không theo thực đơn cụ thể)

- Nên chọn các ngũ cốc có lượng đạm thấp như miến, khoai củ, bột sắn. Nên ăn gạo, mì tối đa 200g/ngày từ theo mức độ suy thận. Khi suy thận càng nặng thì lượng gạo, mì càng ít hơn

- Nên chọn các loại rau có hàm lượng đạm thấp dưa chuột, bầu, bí, rau cải...

- Nên ăn có mức độ các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật tùy theo mức độ suy thận.

----Nguồn: Sưu tầm----

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa Nguyenvanthai

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

GIẢI ĐÁP 16 CÂU HỎI ĐƯỢC HỎI NHIỀU NHẤT VỀ UNG THƯ VÒM HỌNG

Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính và thường ít có biểu hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, tiến trình của bệnh lại phát triển rất nhanh, vì vậy người bệnh cần nắm được các biện pháp phòng tránh sớm nhất. Dưới đây là những câu hỏi được hỏi nhiều nhất và giải pháp phòng chữa bệnh ung thư vòm họng.
Ngày 2023-09-05 03:40:57

BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNG CÓ LÂY KHÔNG?

Ung thư vòm họng là một trong mười loại ung thư phổ biến thường gặp nhất hiện nay với tỉ lệ tử vong rất cao. Trung bình cứ khoảng 100.000 người thì có khoảng 20 - 50 người mắc bệnh ung thư vòm họng (số liệu thống kê trong vùng dịch tễ). Xoay quanh căn bệnh này, có rất nhiều người thắc mắc liệu ung thư vòm họng có lây không?.
Ngày 2023-09-03 14:43:36

UNG THƯ VÒM HỌNG “ĐÁNH LỪA” BẠN NHƯ THẾ NÀO?

Rất ít, thậm chí không hề biểu hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng không rõ ràng, khiến bạn dễ nhầm lẫn sang những bệnh lý thông thường là cách mà căn bệnh “báo tử” mang tên ung thư vòm họng sử dụng để “đánh lừa” hòng giảm bớt cơ hội sống của bạn.
Ngày 2023-08-30 14:59:53

UNG THƯ VÒM HỌNG | DẤU HIỆU DỄ NHẬN BIẾT, KHÔNG NÊN BỎ QUA

Dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn sớm thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý mũi xoang khác dẫn đến phát hiện bệnh trễ, điều trị khó khăn.
Ngày 2023-08-22 15:16:12

BỆNH BASEDOW VÀ VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN

Basedow là một trong những bệnh lí cường giáp thường gặp trên lâm sàng với các biểu hiện chính: Nhiễm độc giáp kèm bướu giáp lớn lan tỏa, lồi mắt và tổn thương ở ngoại biên.
Ngày 2023-08-20 10:21:59

BỆNH BASEDOW NÊN ĐƯỢC THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

Bệnh Basedow (hay còn gọi là bệnh Graves) là bệnh lý cường chức năng tuyến giáp do nguyên nhân tự miễn. Bệnh nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động thể lực của người bệnh và có thể dẫn tới một số biến chứng như suy tim, suy kiệt, lồi mắt nặng hay nguy hiểm nhất là cơn bão giáp có thể dẫn tới tử vong.
Ngày 2023-08-17 14:56:09