ĐỐT NHIỆT SÓNG CAO TẦN TRONG ĐIỀU TRỊ VI UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ

Ngày 2023-03-22 09:12:21 Ban Biên tập Lượt xem : 93

Một trong những băn khoăn và do dự lớn nhất là liệu có phương pháp nào cho bệnh nhân vi ung thư tuyến giáp thể nhú nguy cơ thấp vừa không muốn phẫu thuật vừa không muốn chỉ theo dõi đơn thuần bằng siêu âm? Trong bài viết này, chúng tôi xin thông tin cho bạn về “Vai trò đốt nhiệt sóng cao tần trong điều trị vi ung thư tuyến giáp thể nhú nguy cơ thấp” theo hướng dẫn cập nhật gần đây nhất của hội tuyến giáp châu Âu – ETA và hội điện quang can thiệp châu Âu – CIRSE (2021) và hội điện quang tuyến giáp Hàn Quốc - KSThR (2017) [1],[2].

Tôi được chẩn đoán vi ung thư tuyến giáp thể nhú nguy cơ thấp, tôi không muốn phẫu thuật nhưng tôi cũng rất “lo lắng” nếu chỉ theo dõi đơn thuần bằng siêu âm. Liệu có phương pháp khoa học nào khác được áp dụng trên thế giới đối với những bệnh nhân như tôi?

Các nghiên cứu về theo dõi chủ động – tích cực bằng siêu âm trên BN vi UTTG thể nhú nguy cơ thấp đều cho thấy có tỉ lệ đáng kể BN chuyển phẫu thuật mà không có biểu hiện tăng kích thước hoặc di căn [3],[4]. Theo phân tích tổng hợp của Se Jin Cho (2019), 8,7 – 32% BN chuyển từ theo dõi chủ động – tích cực sang phẫu thuật do lo lắng về di căn nếu chỉ theo dõi đơn thuần mà không có biểu hiện trên lâm sàng [3]. Chính vì vậy, các phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu như tiêm cồn, đốt nhiệt sóng cao tần (RFA), đốt Laser, đốt sóng Microwave… được áp dụng với mục đích can thiệp tối thiểu với nhân ung thư vi UTTG nguy cơ thấp chưa có chỉ định phẫu thuật, chưa muốn phẫu thuật nhưng cũng không muốn chỉ theo dõi đơn thuần bằng siêu âm.

Theo hướng dẫn của hội tuyến giáp châu Âu – ETA và hội điện quang can thiệp châu Âu – CIRSE (2021) và hội điện quang tuyến giáp Hàn Quốc - KSThR (2017) đối với BN vi UTTG thể nhú nguy cơ thấp chỉ định can thiệp xâm lấn tối thiểu là biện pháp thay thế cho phẫu thuật cắt thuỳ giáp những BN không muốn theo dõi đơn thuần và không muốn phẫu thuật hoặc không thể phẫu thuật được [1],[2]. Để giúp bạn tránh mất thời gian vào “tranh luận trên facebook”, chúng tôi xin thông tin đến bạn chỉ định của đốt nhiệt sóng cao tần RFA điều trị bệnh nhân vi ung thư giáp thể nhú nguy cơ thấp: Bệnh nhân đồng thời có các điều kiện sau:

Bệnh nhân được chẩn đoán vi ung thư giáp thể nhú nguy cơ thấp

 Bệnh nhân không muốn theo dõi đơn thuần và không muốn phẫu thuật hoặc không thể phẫu thuật được (do thể trạng không đảm bảo an toàn cho phẫu thuật).

Điều trị đốt nhiệt sóng cao tần RFA với bệnh lý tuyến giáp

Nguyên lý của phương pháp sử dụng dòng điện xoay chiều dao động với tần số cao từ 200 kHz đến 1200 kHz có tác dụng làm các ion chuyển động, va đập mạnh vào đầu kim và sinh ra nhiệt [1] . Khi nhiệt độ từ 450 C trở lên trong vòng 1-2h đã tổn thương tế bào không hồi phục mô sống. Từ 100- 1100 C: Tế bào bị cacbon hoá và sinh hơi. Để phá hủy được hoàn toàn tổ chức của u, yêu cầu chính của phương pháp này là đạt được và duy trì nhiệt độ từ 60–100 độ C ở toàn bộ thể tích của khối u cộng thêm 5-10 mm mô lành quanh u bị hoại tử. Để đạt được mục tiêu này người ta thiết kế các loại kim với đầu đốt đơn cực cho khối u  ≤ 2 cm và đa cực (kim chùm) với các u có kích thước ≥ 3 cm.

Những nghiên cứu ứng dụng đốt nhiệt sóng cao tần dưới hướng dẫn siêu âm trong điều trị bệnh nhân vi ung thư tuyến giáp thể nhú nguy cơ thấp

Theo dõi tích cực chủ động bằng siêu âm đối với bệnh nhân vi ung thư tuyến giáp thể nhú nguy cơ thấp được đưa vào trong hướng dẫn của NCCN (phiên bản 3 năm 2022), tuy nhiên đốt nhiệt RFA trên đối tượng BN này vẫn cần thêm bằng chứng và mới chỉ có trong hai hướng dẫn của ETA– CIRSE (2021), KSThR (2017). Chúng tôi xin thông tin đến bạn tóm tắt một số nghiên cứu được trích dẫn tham khảo trong các hướng dẫn trên.

Se Jin Cho (2021) phân tích tổng hợp, đa trung tâm dữ liệu của 3 nghiên cứu trên Ovid-MEDLINE và EMBASE đến tháng 5/2020 [5]. Nghiên cứu về kết quả theo dõi trong thời gian trung bình 67,8 tháng sau đốt nhiệt điều trị 219 nhân giáp ác tính trên 207 BN vi UTTG thể nhú nguy cơ thấp. Theo nghiên cứu, chỉ xuất hiện 5 tổn thương u ác tính mới trên phần mô giáp còn lại của 4 BN (0,02%). 4/5 tổn thương này tiếp tục được đốt nhiệt và xoá toàn bộ u. Không có BN nào biểu hiện tái phát khối u tại chỗ, di căn hạch. Theo nghiên cứu, không BN nào có biểu hiện phải chỉ định phẫu thuật do bệnh tiến triển hoặc do lo lắng. Tỉ lệ biến chứng của đốt nhiệt điều trị nhân giáp ác tính thấp chỉ 1,2%, không có BN biểu hiện biến chứng đe doạ sống hoặc biến chứng muộn. Phân tích cho thấy đốt nhiệt điều trị BN vi UTTG thể nhú nguy cơ thấp an toàn và có hiệu quả trong theo dõi 67.8 tháng [5].

Lin Yan (2020) nghiên cứu thuần tập về hiệu quả dài hạn trên 414 BN vi UTTG thể nhú một nhân, nguy cơ thấp được điều trị bằng RFA và theo dõi 42,15 ± 11,88 tháng [6]. Theo nghiên cứu, 366 nhân giáp ác tính (88,41%) hoàn toàn xoá sau điều trị RFA. Tỉ lệ bệnh tiến triển toàn bộ là 3,6% (15BN), trong đó 1 BN (0,24%) còn mô u sau RFA, 4 BN (0,97%) biểu hiện hạch cổ di căn và 10 BN (2,4%) biểu hiện tái phát u. Có 13 BN được điều trị RFA bổ sung và 11 tổn thương xoá toàn bộ suốt quá trình theo dõi. Nghiên cứu cho thấy điều trị RFA hiệu quản và an toàn đối với BN vi UTTG thể nhú nguy cơ thấp sau theo dõi dài hạn trên mẫu lớn thuần tập với đánh giá BN chi tiết, cẩn thận [6].

Yangsean Choi (2022) phân tích tổng hợp, đa trung tâm dữ liệu trên Pudmed-MEDLINE và EMBASE đến tháng 8/2019 [7]. Nghiên cứu về kết quả đốt nhiệt điều trị 715 BN vi UTTG thể nhú nguy cơ thấp. Theo phân tích, 57,6% nhân giáp ác tính hoàn toàn xoá sau điều trị đốt nhiệt và tỉ lệ tái phát là 3,6%. Tỉ lệ biến chứng toàn bộ là 3,2% và biến chứng chính là 0,7%. Hiệu quả giảm thể tích khối u cao nhất đối với phương pháp RFA là 99,3% sau đó là Microwave 95,3% và Laser là 99,3% [7].

Theo các nghiên cứu, phân tích khoa học trên, đối với BN vi UTTG thể nhú nguy cơ thấp không muốn theo dõi chủ động – tích cực bằng siêu âm và cũng không muốn phẫu thuật hoặc không thể phẫu thuật được, đốt nhiệt sóng cao tần RFA là phương pháp an toàn, có hiệu quả giảm thể tích khối  u, xoá u, với tỉ lệ tái phát thấp [1],[2].

Chiến thuật điều trị bước đầu vi ung thư giáp thể nhú nguy cơ thấp theo hướng dẫn của NCCN (2022 3.0), ATA (2015), ETA&CIRSE (2021), KSThR (2017)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giovanni Mauri, Laszlo Hegedüs, et al. (2021), "European thyroid association and cardiovascular and interventional radiological society of Europe 2021 clinical practice guideline for the use of minimally invasive treatments in malignant thyroid lesions", European thyroid journal. 10(3), pp. 185-197.

2. Ji-hoon Kim, Jung Hwan Baek, et al. (2018), "2017 thyroid radiofrequency ablation guideline: Korean Society of Thyroid Radiology", Korean journal of radiology. 19(4), pp. 632-655.

3. Se Jin Cho, Chong Hyun Suh, et al. (2019), "Active Surveillance for Small Papillary Thyroid Cancer: A Systematic Review and Meta-Analysis", Thyroid. 29(10), pp. 1399-1408.

4. E. Molinaro, M. C. Campopiano, et al. (2020), "Active Surveillance in Papillary Thyroid Microcarcinomas is Feasible and Safe: Experience at a Single Italian Center", J Clin Endocrinol Metab. 105(3), pp. e172-80.

5. Se Jin Cho, Sun Mi Baek, et al. (2021), "Five-year follow-up results of thermal ablation for low-risk papillary thyroid microcarcinomas: systematic review and meta-analysis", European Radiology. 31(9), pp. 6446-6456.

6. Lin Yan, Yu Lan, et al. (2021), "Long-term outcomes of radiofrequency ablation for unifocal low-risk papillary thyroid microcarcinoma: a large cohort study of 414 patients", European Radiology. 31(2), pp. 685-694.

7. Yangsean Choi and So-Lyung Jung (2020), "Efficacy and safety of thermal ablation techniques for the treatment of primary papillary thyroid microcarcinoma: a systematic review and meta-analysis", Thyroid. 30(5), pp. 720-731.

--Nguồn: Sưu tầm--

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa Nguyenvanthai

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN

Suy thận mạn là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa tiến triển mạn tính qua nhiều năm tháng, hậu quả là sự xơ hóa các neuphro chức năng, gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận, thận không còn khả năng duy trì tốt sự cân bằng của nội môi dẫn đến hàng loạt các biến loạn về lâm sàng và sinh hóa của các cơ quan trong cơ thể. Ba nhóm nguyên nhân hàng đầu gây suy thận mạn trên thế giới là (1) đái tháo đường (ĐTĐ), (2) tăng huyết áp (THA), (3) bệnh cầu thận.
Ngày 2023-05-31 23:27:15

UNG THƯ TINH HOÀN CÓ THƯỜNG GẶP?

Ung thư tinh hoàn là khối u ở bìu, thường không đau đớn hoặc đôi khi đau âm ỉ. Ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến ở nam giới tuổi từ 15 đến 35, có khả năng điều trị thành công cao ngay cả khi đã di căn ra ngoài tinh hoàn. Tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư tinh hoàn, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác nhau..
Ngày 2023-05-29 23:09:26

HIỂU BIẾT VỀ U NHÚ ĐẢO NGƯỢC MŨI XOANG

U nhú đảo ngược mũi xoang (Sinonasal Inverted Papilloma) là khối u lành tính phát sinh dọc theo vách mũi xoang hoặc trong xoang cạnh mũi (thường gặp nhất là xoang hàm) và có biểu hiện nghẹt mũi, tắc mũi, chảy máu cam, chảy nước mũi và viêm xoang tái phát. Hiểu biết thêm về bệnh u nhú đảo ngược mũi xoang giúp người bệnh điều trị hiệu quả hơn..
Ngày 2023-05-27 20:55:29

BỆNH GOUT CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

Gout là bệnh lý liên quan đến sự lắng đọng và tích tụ của các tinh thể urat ở các mô trong cơ thể, chủ yếu là xung quanh khớp. Bệnh có thể tác động lên mọi khớp trên cơ thể, nhưng thường bắt đầu từ khớp ngón chân cái, sau đó ảnh hưởng dần đến bàn chân, mắt cá, đầu gối, cổ tay, bàn tay và khuỷu tay….
Ngày 2023-05-25 09:23:04

SỤT CÂN BẤT THƯỜNG | CƠ THỂ BÁO HIỆU ĐIỀU GÌ

Sụt cân là tình trạng trọng lượng cơ thể giảm ít nhất 5% so với tổng cân nặng trong vòng 6 đến 12 tháng mà không do thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục, không bao gồm sụt cân do một bệnh lý đã biết hay do tác động của điều trị. Tuy nhiên, tình trạng sụt cân ở một cơ thể khoẻ mạnh trước đó tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe cần được thăm khám tại cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Ngày 2023-05-24 21:51:01

THUYÊN TẮC PHỔI LÀ GÌ | KIẾN THỨC CHO NGƯỜI BỆNH

Thuyên tắc phổi là tình trạng cục máu đông làm tắc mạch máu ở trong phổi và thường gây ra bởi cục máu đông được hình thành từ 1 tĩnh mạch (thường là ở cẳng chân hoặc vùng chậu, hoặc ít phổ biến hơn là ở cánh tay) và di chuyển theo dòng máu tới phổi. Ở Mỹ, thuyên tắc phổi ảnh hưởng khoảng 370.000 người mỗi năm và gây tử vong từ 60000-100000 người mỗi năm..
Ngày 2023-05-11 16:48:09